Đặc điểm cây dổi giống:
- Cây dổi hay cây giổi bao gồm nhiều loại giổi ăn hạt, dổi lấy gỗ, dổi xanh, dổi nếp, dổi bắc, dổi Hòa Bình.
- Cây dổi rừng thuộc dòng gỗ lớn cây cổ thụ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên nhiều ở khu vực rừng núi phía Bắc tại các tỉnh như: Điện Biên, Hòa Binh, Lai Châu, Sơn La.
- Chú ý cây dổi có 2 loại giổi hạt (Michelia tonkinensis) và giổi xanh (Michelia mediocris). Dổi xanh hạt đắng không ăn được mà chỉ trồng để lấy gỗ.
- Thân cây mọc thẳng khi trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính 5-7 m
- Thân dổi màu sáng nhẫn bóng, phần non có tơ mịn nhỏ sau mất dần.
- Hoa dổi thơm, có màu vàng nhạt có 9 cánh chia nhiều lớp. Hoa ra tháng 3-4 và cho thu hoạch quả vào tháng 9-10 hàng năm
- Quả dổi mọc dạng chùm, có hình dạng gần giống củ lạc bên trong chứa từ 1-4 hạt, vỏ quả màu xanh bóng.
- Hạt giổi tươi có màu đỏ đậm rất đẹp mắt, khi phơi khô chuyển dần sang màu nâu đen.
- Một cây dổi trưởng thành nếu trồng từ cây thực sinh mất khoảng 9-10 năm, nếu trồng từ cây ghép thì chỉ 3-4 năm là cho thu hoạch.
- Trung bình một cây dổi trưởng thành cho khoảng 20-30kg hạt khô/vụ còn cây mới thì cũng đạt từ 7-8 kg.
Công dụng giá trị kinh tế của cây dổi:
- Cây dổi xanh được trồng để lấy gỗ và giống dổi hạt để lấy hạt.
- Cây dổi ghép trồng sau 3-4 năm là bắt đầu thu hoạch quả hạt
- Hạt dổi là một loại gia vị đượ sử dụng nhiều như vị thuốc trong ẩm thực dân tộc Tây Bắc.
- Hạt có vị cay nhẹ thơm nồng kích thích vị giác làm tăng sự ngon miệng.
- Giá hạt dổi khô từ 800 nghìn – 1.5 triệu /cân. Do đó cây hạt dổi còn được gọi là “cây có hạt đắt như vàng”
- Gỗ dổi thuộc về loại gỗ quý, có đặc điểm có mùi thơm, ít mối mọt, gỗ thẳng liền khối được dùng để làm đồ đạc làm tủ bàn ghế, làm nhà.
- Gỗ dổi là loại gỗ quý có giá từ 25-35 triệu/m3
Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây dổi lấy hạt:
- Cây dổi sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên ở các khu vực vùng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đaklak
- Thích hợp trồng vùng đồi núi.
- Cây có sức sinh trưởng tương đối nhanh và mạnh, ít thấy xuất hiện sâu bệnh
- Cây không kén đất trồng, có thể trồng ở khu vực có độ dốc cao, trồng xen các loại cây ăn quả khác do đặc tính hướng sáng vươn lên cao không gây cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng.
Chọn cây giống:
- Cây trồng từ hạt, cây thực sinh sau 7-8 năm cho thu hoạch hạt
- Cây giống dổi ghép trồng chỉ sau 3-4 năm là thu hoạch
- Chọn cây ghép đã liền mắt cao từ 25-35cm
Mật độ trồng:
- Cây trồng theo khoảng cách 5m x 6m tương đương 400-500 cây/ha hoặc trồng thuần loài từ 900-1000 cây/ha
- Kích thước hố trồng là 40cmx40cmx40cm
- Trộn đất với 0,2-0,3 kg NPK+ 7-8 kg phân chuồng bón vào hốc và ủ kĩ trước 1 tháng.
- Thời điểm trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, tránh trồng ngày nắng to, thường là tháng 2-3 hoặc 9-10 âm lịch ơ miền Bắc, trước mùa mưa 1 tháng ở miền Nam.
Cách trồng dổi:
- Bóc vỏ bầu cây giống, tiến hảnh cẩn thận không làm vỡ bầu
- Moi đất đặt cây ngay thẳng giữa hố, bề mặt bầu ngang mặt đất
- Lấp đất, nén chặt xung quanh bầu, vun đất cao hơn cổ rễ 3-5cm
- Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra tình trạng cây chết và trồng bổ xung.
Chăm sóc và thu hoạch:
- Trong 3 năm đầu, định kì mỗi năm 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 8-9, bà con nông dân cần phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại
- Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng tầm 60-80 cm.
- Khi xới cần kết hợp bón thúc từ 0,2-0,3 kg phân NPK/cây.
- Đồng thời, cần chú ý bảo vệ không cho gia súc phá hoại cây.
- Khi cây cho trái, việc thu hoạch tương đối đơn giản, có thể dùng sào để hái hoặc đợi quả tự rụng rồi thu gom lại.
- Mỗi năm cây dổi thường cho thu hoạch 2 vụ, vụ chính tháng 8-9 vụ phụ tháng 3-4.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.