Kỹ thuật trồng ba kích tím chuẩn khoa học. Cây ba kích tím là loại thảo sống lâu năm, thân leo, lá mọc đơn, cứng nhọn, dài từ 6-14 cm, rộng từ 2,5-6 cm, hình mác, lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc, thân xanh, hoa lúc đầu trắng sau vàng có từ 2-10 cánh hoa, 4 nhị, quả hình cầu, khi chín màu đỏ. Mùa ra hoa khoảng tháng 4 -5, quả chín tháng 11. Rễ củ soắn như ruột gà dài 15-20 cm, to 1-2 cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn.
>> Xem thêm: Địa chỉ mua giống cây ba kích tím chất lượng
Kỹ thuật trồng ba kích tím chuẩn khoa học:
1.Chọn giống ba kích tím:
Việc chọn thời điểm nào để trồng còn phụ thuộc vào tuổi của cây giống:
- Đối với vụ Xuân (tháng 3 -4): Thời tiết mát mẻ, độ ẩm lớn. Cây giống ít nhất phải đảm bảo trên 6 tháng tuổi. Cây cần được luyện trong thời gian khoảng 1 tháng (tiến hành đảo cây và điều chỉnh độ chiếu sáng lớn và độ ẩm đất thấp).
- Đối với vụ Thu (tháng 8 -9): Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Cây giống phải đảm bảo từ 10 đến 12 tháng tuổi. Cây phải được luyện trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm gần với điều kiện trồng ngoài thực tiễn. Huấn luyện cây giống: điều chỉnh ánh sáng vườm ươm bằng cách sử dụng lưới đen để che bớt một phần ánh sáng của cây, điều chỉnh độ ẩm bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và số lần tưới cây tại vườn ươm giống.
Cây giống không đủ tuổi, không được luyện cây trước khi trồng. Và không trồng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp tỷ lệ sống thấp (dưới 60%). Tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn: Cây hom thân có chồi thứ cấp cao 15 – 20 cm, rễ dài 5-6 cm, có 5-6 cặp lá trở lên sau 2-3 tháng tuổi. Cây con từ hạt: 3-4 tháng tuổi, cây cao 20-25 cm, có 5-6 cặp lá, cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại.
2.Kỹ thuật trồng cây ba kich tím:
- Thời vụ: Trồng vụ xuân hoặc thu, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ. Vụ Xuân: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1 – 2, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 3 – 4. Vụ Thu: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 6 – 7, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 8 – 9.
- Mật độ trồng: Mật độ trồng tuỳ thuộc vào phương thức trồng (trồng thuần hay trồng xen dưới tán), độ dốc của đất, độ dầy của tầng đất, độ phì của đất, khả năng chăm sóc. Đối với trồng dưới tán cây (cây ăn quả trong vườn hộ, cây rừng tự nhiên, cây rừng trồng), mật độ trồng khoảng 1500 cây/ha, hàng x hàng 3,3m, cây x cây 2,0m.
Kỹ thuật trồng dưới tán cây (trồng xen):
- Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m. Chú ý: chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo.
- Làm đất: Hố đào kích cỡ 30 x 30 x 30 cm. Bón lót 5 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg NPK cho mỗi hố. Không dùng phân tươi vì có thể làm thối rễ.
- Về địa hình, chủ yếu là đất đồi có dộ dốc lớn, khả năng bị rửa trôi mạnh: Cần thiết kế hố trồng sâu hơn, tại điểm trồng cần tạo mặt bằng cho hố sao cho hố trồng cây không bị xói mòn, rửa trôi, có khả năng giữ nước tốt.
- Về đặc điểm rừng: độ chiếu sáng dưới tán rừng thấp thuận tiện cho giai đoạn đàu khi mới trồng cây cần ít ánh sáng. Đến giai đoạn sau trồng 1 năm, cần thường xuyên phát quang tán cây rừng để có đủ ánh sáng cho cây ba kích quang hợp và phát triển bộ rễ.
Cách trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu). Đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt (mỗi hố 1 cây). Trồng xong tưới nước đẫm để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Dùng các vật liệu như rơm, rạ che phủ cho cây, tưới nước hàng ngày trong 15 ngày sau trồng sau đó giảm dần. Cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m theo hình tam giác xung quanh cây làm giá đỡ cho cây leo trước khi cây có thể bám vào các cây thân gỗ tầng cao.
Cách chăm sóc cây ba kích tím:
- Chăm sóc sau trồng: Trong 2 năm đầu, cần làm cỏ xới đất quanh khóm cây. Nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép 3 – 4 lần/năm sau đó mỗi năm 2 – 3 lần. Năm thứ 2 trở đi bón bổ sung 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg NPK và tiến hành che tủ gốc cẩn thận bằng rơm rạ, cỏ khô. Chú ý: điều chỉnh độ che tán 30-50% tuỳ theo giai đoạn. Thiết kế dàn leo: Ba kích là cây dây leo nên sau khi trồng phải thiết kế cắm cọc theo hình tam giác xung quanh làm giá đỡ cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: ba kích có ít sâu bệnh hại, chủ yếu có sâu xám đầu sừng nhọn hại lá và ngọn non khi cây bắt đầu nhú lộc mới vào tháng 2 – 3 hằng năm, xuất hiện ít rệp trắng bám ở mặt dưới lá vào mùa khô (tháng 10-12 hằng năm). Khi phát hiện sâu bệnh hại cần phun thuốc phòng trừ. Sử dụng Boocđô nồng độ 0,5%. Hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị bệnh. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu: Vibasu 10G; Furadan 3G; Regent 3G … để phòng trừ.
- Bón phân: Hằng năm tiến hành bón phân cho mô hình vào tháng 5. Kết hợp với vun gôc cho cây; phát quang làm cỏ thường xuyên. Nên bón các loại phân gia súc hoai, tránh bón phân gia súc gia cầm tươi chưa qua xử lý có nhiều mầm mống sinh vật gây hại cho bộ rễ cây và hại đất.